Cơ cấu căng băng tải

  • Băng tải công nghiệp là sản phẩm không còn xa lạ với các doanh nghiệp sản xuất trong những năm gần đây. Sử dụng băng tải trong quá trình sản xuất, các chủ đầu tư sẽ giải quyết được những khó khăn trong lao động một cách nhanh chóng và hiệu quả. Và để một hệ thống băng tải hoạt động trơn tru, ổn định thì bộ phận căng băng tải được đánh giá có vai trò quan trọng. Bộ phận này có nhiệm vụ tạo ra lực căng cho tấm băng, làm tấm băng dính chặt vào tang và không bị võng dây băng tải, giúp hệ thống hoạt động ổn định trong nhiều giờ, đảm bảo đáp ứng được năng suất công việc mà các nhà đầu tư mong muốn. Vậy cơ cấu căng băng tải như thế nào, hoạt động ra sao? Hãy cùng tham khảo một số thông tin về nó qua bài viết dưới đây của Sieuthibangtai.com.

( Băng tải công nghiệp- sản phẩm được dùng phổ biến hiện nay. Ảnh minh họa).

Bộ phận căng băng tải thường được thiết kế như thế nào

  • Thông thường, bộ phận căng băng tải sẽ được thiết kế có độ căng ở mức trung bình ( không quá căng bởi vì khi đó sẽ làm cho các thiết bị băng tải bị bào mòn nhanh chóng hơn và làm tăng cao năng lượng tiêu hao trong sản xuất).
  • Ngược lại, nếu khi bạn thiết kế băng tải quá trùng ( quá yếu) thì sẽ dẫn tới việc hoạt động của băng tải không được điều hòa tốt, xảy ra hiện tượng: tấm băng bị võng, làm cho nó chạm vào các chi tiết khác của băng tải và ảnh hưởng xấu tới quá trình sản xuất.
  • Do vậy, để hệ thống băng tải hoạt động tốt nhất, mang lại kết quả như mong muốn các bạn cần tham khảo kỹ để thiết kế ra bộ phận căng băng tải có kích thước đúng tiêu chuẩn với từng sản phẩm. Và để được tư vấn cụ thể, hỗ trợ nhanh và chính xác vấn đề này các bạn có thể liên hệ tới Sieuthibangtai.com.

Các thiết kế cơ cấu  căng băng tải ngắn dùng phổ biến trên thị trường hiện nay

  • Băng tải ngắn thường được hiểu là loại băng tải có tỷ lệ cơ bản như sau: khoảng cách 2 tâm với bề rộng mặt băng tải  là <5:1 và sản phẩm này thường được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, chúng có nhiệm vụ mang các sản phẩm riêng lẻ qua nhiều giai đoạn xử lý như: tạo hình, lắp ráp, đóng gói hoặc xếp hàng… Và ở loại sản phẩm băng tải công nghiệp này thường có 4 cơ cấu căng băng tải chính, đó là:
  • Căng băng kiểu thanh ren – đai ốc: đây là cơ cấu căng băng tải đơn giản và được dùng phổ biến hiện nay. Và chúng có ưu- nhược điểm như sau:

+ Ưu điểm: đơn giản, dễ sử dụng và giá thành rẻ ( vì các chi tiết có số lượng ít, đơn giản và dễ tìm mua được).

+ Nhược điểm: căng băng tải có ảnh hưởng tới lái băng, có rủi ro khi siết băng quá căng, khó bảo trì và đòi hỏi băng phải tái căn chỉnh thường xuyên, tuy nhiên ở kiểu này các bạn phải căn chỉnh thủ công hoàn toàn, không sử dụng máy do vậy sẽ mất nhiều thời gian.

( Cơ cấu căng băng tải ngắn. Ảnh minh họa).

  • Căng băng kiểu thanh răng- bánh răng: ở kiểu này, băng răng có chiều dài bằng khung băng và ăn khớp đồng thời cả 2 thanh răng. Đơn giản bạn chỉ cần quay bánh răng từ một phía, hệ thống sẽ đẩy tịnh tiến cả 2 gối đỡ đều theo phương song song rồi từ đó tạo thêm lực căng… Khi sử dụng kiểu này, bạn sẽ thấy chúng có những điểm hạn chế và ưu việt sau đây:

+ Ưu điểm: cơ cấu căng băng không gây ảnh hưởng tới lái băng, dễ dàng tiếp cận bảo trì và trong quá trình căng băng, hoạt động của băng tải ít xảy ra rủi ro.

+ Nhược điểm: Giống như cơ cấu trên, ở cơ cấu này chúng ta vẫn áp dụng căn chỉnh thủ công và có đòi hỏi việc tái căn chỉnh định kỳ.

  • Căng băng kiểu xoay tang: ở phần cơ cấu này, 1 đầu băng có thể xoay tự động, khi ở vị trí khóa trên băng sẽ trùng lại và ở vị trí khóa dưới băng sẽ căng ra. Và bạn điều chỉnh tâm băng  tải bằng thanh ren. Ưu, nhược điểm của cơ cấu này đó là:

+ Ưu điểm: cơ cấu căng băng hoàn toàn không ảnh hưởng tới lái băng và việc tiếp cận để bảo trì, vệ sinh diễn ra dễ dàng hơn.

+ Nhược điểm: Bạn vẫn phải căn chỉnh băng tải  bằng phương pháp thủ công, khung băng đòi hỏi phải chính xác và ở kiểu này, không bù giãn tự động, do vậy, nếu băng tải bị trượt, bạn phải điều chỉnh lại lực căng của chúng.

  • Căng băng dùng thủy lực hoặc lò xo: cơ cấu này được sử dụng phổ biến đối với các trường hợp băng tải dài và nặng. Nó được đánh giá cao hơn so với 3 kiểu trên là do đặc tính: độ căng băng tải  tốt, bù giãn tự động, không cần căn chỉnh băng cho tới khi cơ cấu hết hành trình. Tuy nhiên với giá thành cao, bề mặt băng tải dễ bám bẩn và thời gian thay băng dài hơn nên kiểu này vẫn chưa mang tới người dùng sự hài lòng tuyệt đối nhất.

Trên đây là những thông tin về cơ cấu căng băng tải nói chung, cơ cấu căng băng tải ngắn nói riêng để các bạn tham khảo và có thể hiểu hơn về các loại cơ cấu, từ đó, lựa chọn được phương án phù hợp nhất đối với quá trình sản xuất của mình.