Băng tải lõi thép cao su được sử dụng phổ biến trong những ngành khai thác vận chuyển vật liệu nặng như đá, than đá, mỏ quặng,…thường phải chịu sự tác động của thời tiết và các vấn đề khắc nghiệt của môi trường làm việc. Chính vì vậy, việc nắm thông số kỹ thuật của băng tải lõi thép để ứng dụng sử dụng đúng loại, đúng mục đích là rất quan trọng. Dưới đây, Siêu thị băng tải xin trình bày một số thông số chung của loại băng tải này:
2000 m DIN 22131 AB 1200 St 1600 7T/5 X |
Trong đó:
2000 m Chiều dài
DIN 22131 Tiêu chuẩn áp dụng
AB Tên viết tắt của nhà SX
1200 Khổ rộng (mm)
St Lõi thép
1600 Tổng cường lực kéo đứt tối thiểu (N/mm*)
7 Bề dày cao su mặt trên
T Lớp vải hoặc thép gia cố thêm theo chiều ngang để tăng cường lực (ở lớp cao su mặt trên **)
5 Bề dày cao su mặt dưới (mm)
X Loại cao su phủ
Chú ý:
*) Một yêu cầu bắt buộc của dòng băng tải lõi thép theo tiêu chuẩn DIN là cường lực kéo đứt tối thiểu của sợi thép phải bằng với cường lực kéo đứt của băng tải và khoảng cách giữa các sợi thép sắp xỉ 10%.
**) Đối với một số hệ thống tải trong điều kiện khắc nghiệt, cần được bảo vệ khỏi những hiểm hoạ, người ta sẽ dùng đến “T”, “T” chưa được chuẩn hoá quốc tế. Dữ liệu này được cung cấp từ nhà sản xuất băng tải trong trường hợp chống “xé rách” và “va chạm mạnh”.
Ở một số nơi, Chỉ số “giá trị cường lực kéo đứt tối thiểu” thường được bỏ qua (nghĩa là không phải nếu thông số đo được trên một đơn vị kiểm tra đơn lẻ bất kỳ nào thấp hơn giá trị cường lực kéo đứt tối thiểu thì dòng băng đó không đạt tiêu chuẩn). Trong trường hợp này, người ta hay dùng Phương pháp “Giá trị hiệu dụng RMS” .Theo đó, chỉ cần giá trị bình quân > giá trị cường lực kéo đứt tối thiểu là được chấp nhận (nghĩa là không tính trên giá trị đo lường trên 1 đơn vị riêng lẻ).
Xem thêm:
Thông số kỹ thuật của băng tải cao su